Kết quả tìm kiếm cho "trái thơm nức mũi"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 95
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.
Sự kết hợp giữa loại nước dùng hầm từ xương bò và rau củ, cùng nguyên liệu đặc trưng của Hà Giang giúp phở ngô lọt danh sách 121 món ẩm thực Việt Nam tiêu biểu.
Lan ngồi tựa đầu vào bờ vai vững chãi của Hiên. Trăng đêm nay đẹp quá, ánh sáng dìu dịu từ thinh không, đi vào mặt nước sông rồi phản xạ lên đôi má trắng ngần của Lan. Đêm nay, Lan đẹp như bông hoa lê vừa trải qua cơn mưa phùn lắc rắc, như giọt sương trên đầu ngọn cỏ lúc bình minh. Hương tóc thơm bồ kết để gió cuốn đi, át cả mùi bùn non sắp điêu tàn vì con nước lớn.
Một chiều đi ngang những xóm làng, bãi bồi ven sông miên man xanh biếc, mảnh vườn của mẹ lại hiện về sống động trong tôi. Những xa xưa bỗng được đánh thức bởi mùi hương ngày cũ từ hoa cỏ, rạ rơm, từ ngọn khói la đà mẹ đốt lá rụng buổi chiều tàn. Khu vườn của mẹ có mảnh đất phủ rơm trồng đậu bên luống rau xanh mỡ màng, hàng mía ngọt lao xao trong gió, những bụi khoai môn mọc ven khe nước nhỏ. Tôi thích đi chân trần giữa những luống rau, hoa lá trong vườn, nghe tiếng chim thánh thót quanh mình điệp khúc bình yên.
Cô Xoan thẫn thờ ngước đôi mắt buồn rười rượi nhìn lên. Trên cao những cành xoan rùng mình phe phẩy những cánh tay đưa tiễn cùng với bao nhiêu là những chiếc lá xanh xanh đồng loạt rì rào tấu lên những lời chúc phúc chắc chỉ mình cô mơ hồ cảm được.
Ở quê, nhiều khi chỉ cần rảo quanh vườn là có đủ rau trái cho bữa ăn, kể cả đồ ăn chơi từ mấy loại trái mọc hoang. Trái bình bát được điểm danh trong số đó.
Mờ sáng, chợ phiên Sủng Trái (xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) nhóm họp rôm rả. Trong trang phục thổ cẩm, đồng bào xuống chợ giao lưu, gặp gỡ, mua bán, tạo nên bức tranh đa sắc trên vùng cao nguyên, làm say lòng người lữ thứ.
Sân nhà rợp bóng cây, chiều nào cũng thế, chị Vân lại quét gom thành đống những chiếc lá khô. Tiếng chổi ràn rạt, mùi khói lá khô vấn vít một vùng. Cô hít lấy hít để mùi khói lá đốt lên và hướng đôi mắt như đang ngóng trông về nơi nào xa lắm. Mùi ngai ngái, thơm nồng đồng nội ấy gợi cho cô ký ức về căn nhà ấu thơ, ở đó có bóng dáng ba quét sân mỗi ngày nhiều bận mùa lá bàng rơi rụng cùng những háo hức, tiếng cười của những đứa trẻ trong xóm. Từ ngày ra phố, khắp nơi phủ đầy bê tông, có lúc hiếm hoi nhìn thấy một khoảng sân đầy lá rụng và mùi đốt lá cũng làm cô xao xuyến.
Mấy mươi năm trước, ở vùng Tịnh Biên (tỉnh An Giang) rộ lên “phong trào” trồng đào (điều) lộn hột. Loại cây này phù hợp thổ nhưỡng núi non, mang lại sinh kế ổn định cho người dân biên giới.
1. 'Ba tin mẹ sẽ làm tốt!' – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.
Được kể tên trong số những món ăn “gây ghiền, gây nhớ” ở An Giang, bánh canh Vĩnh Trung đã góp phần tạo sức hút khiến khách thập phương tìm về vùng Bảy Núi nhất định phải thưởng thức qua một lần.
Cánh đồng Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nổi tiếng với biệt danh “thủ phủ” trồng thốt nốt. Người dân thống kê, trên 14.000 cây thốt nốt cổ thụ, mỗi ngày cung cấp thị trường hàng tấn đường thơm ngon.